简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Cơn địa chấn thuế quan lan rộng khi Hoa Kỳ áp thuế đến 40% lên 14 nước. Giá vàng tăng sốc, phố Wall đỏ lửa, chuỗi cung ứng toàn cầu sắp gãy? Nhà đầu tư nên chuẩn bị gì?
Mỹ áp thuế 25 - 40% lên 14 nước từ 1/8, vàng tăng vọt, thị trường toàn cầu chao đảo. Động thái có thể khơi mào làn sóng chiến tranh thương mại mới.
Thị trường tài chính toàn cầu vừa chứng kiến một cú sốc mới. Rạng sáng ngày 8/7 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp thuế từ 25% đến 40% lên hàng hóa nhập khẩu từ 14 quốc gia, trong đó có những đối tác thương mại lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan và Bangladesh. Chính sách thuế mới sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 tới, sau khi sắc lệnh hành pháp được ký để lùi thời hạn ban đầu là 9/7.
Bức thư gửi đi, thị trường chấn động
Hành động của ông Trump không dừng lại ở thông báo ngắn gọn. Ông đã đích thân công bố 14 bức thư gửi đến lãnh đạo các quốc gia liên quan, trong đó nêu rõ mức thuế cụ thể áp dụng với từng nước, đồng thời cảnh báo sẽ tăng thuế thêm nếu các quốc gia này trả đũa thương mại. Tỷ lệ áp thuế dao động từ 25% đến 40%, với các nước như Lào, Myanmar chịu mức cao nhất.
Nguồn: CNBC
Hai đối tác lớn của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt bị áp thuế 25%, dù hiện tại vẫn đang là nguồn cung quan trọng về ô tô, máy móc và linh kiện điện tử cho nền kinh tế Mỹ. Malaysia, nhà xuất khẩu chất bán dẫn lớn thứ hai vào Mỹ, cũng không tránh khỏi “lưỡi gươm thuế quan” với mức 25%. Trong khi đó, Campuchia, Bangladesh và Thái Lan phải đối mặt với mức thuế 35–36% cho hàng dệt may – ngành hàng sống còn trong chuỗi cung ứng xuất khẩu của họ.
Vì sao lại là lúc này?
Động thái này được cho là nhằm củng cố lập trường “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump trước thời điểm then chốt trong nhiệm kỳ. Từ lâu, ông đã xem thâm hụt thương mại là dấu hiệu cho thấy Mỹ bị các đối tác thương mại lợi dụng. Theo ông, áp thuế mạnh tay là cách để buộc các quốc gia phải mở cửa thị trường, chuyển sản xuất về Mỹ và đàm phán lại các thỏa thuận “bình đẳng hơn”.
Bức thư thuế quan của Trump gửi lãnh đạo Nhật Bản ngày 07/07 - Nguồn: Donald Trump/Truth Social
Dù vậy, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, thâm hụt thương mại không nhất thiết là dấu hiệu của yếu kém kinh tế. Ngược lại, nó còn phản ánh nhu cầu tiêu dùng nội địa mạnh mẽ và khả năng thu hút đầu tư.
Giá vàng tăng vọt, phố Wall đỏ lửa
Ngay sau thông báo của ông Trump, thị trường tài chính lập tức phản ứng dữ dội. Giá vàng, tài sản trú ẩn truyền thống đã tăng vọt 35 USD chỉ trong vài giờ, lên mức 3.335 USD/ounce. Trên thị trường châu Á sáng 8/7, vàng tiếp tục leo lên 3.345 USD/ounce, cho thấy dòng tiền đang rút mạnh khỏi các tài sản rủi ro.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Mỹ ngập trong sắc đỏ. Dow Jones mất hơn 420 điểm, S&P 500 và Nasdaq đồng loạt giảm gần 1%. Những cổ phiếu nhạy cảm với chuỗi cung ứng như Toyota, Hyundai, Nike, Columbia và VF Corp đều ghi nhận mức giảm mạnh.
Chỉ số DXY lại tăng lên 97,5 điểm do dòng tiền tìm đến đồng bạc xanh như một nơi trú ẩn. Tuy nhiên, nếu cuộc chiến thương mại tiếp tục leo thang, đồng USD có thể sẽ chịu áp lực kép từ nguy cơ lạm phát nhập khẩu và chính sách tiền tệ nới lỏng hơn trong tương lai.
Chuyển hướng hay khúc dạo đầu cho một cuộc chiến mới?
Việc ông Trump hoãn ngày áp dụng thuế từ 9/7 sang 1/8 được giới quan sát xem là một cử chỉ “mềm mỏng” để các nước có thêm thời gian đàm phán. Tuy nhiên, việc ông đồng thời nâng mức thuế đe dọa và mở rộng danh sách quốc gia chịu ảnh hưởng lại khiến thế giới thêm lo lắng.
Liên minh châu Âu, một đối tác lớn từng bị ông Trump đe dọa áp thuế hiện vẫn chưa nhận được thư thông báo nào. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy EU đang đàm phán riêng hoặc đang nằm trong danh sách tiếp theo.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ chốt từ những quốc gia bị áp thuế bao gồm: ô tô, linh kiện điện tử, chất bán dẫn, thép, hàng may mặc và dược phẩm. Mức thuế cao sẽ đẩy giá hàng hóa lên, làm tăng chi phí sản xuất và sinh hoạt tại Mỹ, trong khi các quốc gia bị ảnh hưởng phải gồng mình tìm thị trường thay thế hoặc chấp nhận mất kim ngạch xuất khẩu.
Đáng lo ngại hơn, chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã tổn thương sau đại dịch và căng thẳng địa chính trị, nay đứng trước nguy cơ đứt gãy thêm lần nữa.
Chỉ còn chưa đầy một tháng trước khi các mức thuế chính thức có hiệu lực, câu hỏi lớn được đặt ra là: Liệu các quốc gia bị ảnh hưởng sẽ tìm cách thỏa hiệp hay chuẩn bị cho một cuộc đối đầu thương mại kéo dài?
Trong lúc mọi thứ còn chưa rõ ràng, giới đầu tư quốc tế đang dồn sự chú ý vào các động thái tiếp theo từ Washington, đặc biệt là khả năng leo thang xung đột hoặc “giảm nhiệt” qua bàn đàm phán.
Tải ứng dụng WikiFX và đăng ký tài khoản để luôn được cập nhật nhanh nhất tình hình thị trường tài chính toàn cầu!
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
1,2 triệu USD bị phong tỏa ở Singapore, kế toán Nguyễn Thị Thủy sa lưới. Vụ án Mr. Pips – Mr. Hunter đang chuyển sang giai đoạn truy vết tài chính quốc tế. Mr. Hunter sẽ còn trốn được bao lâu?
Phân tích sâu về thỏa thuận thương mại Việt - Mỹ trước làn sóng thuế quan 1/8. Cơ hội hay rủi ro kép cho xuất khẩu Việt Nam?
Cảnh báo sàn Libertex lừa đảo! Tìm hiểu sự thật qua trải nghiệm của nạn nhân và cách bảo vệ mình. Tra cứu và tố cáo sàn môi giới trên WikiFX ngay hôm nay!
Đánh giá CMC Markets 2025 từ WikiFX: Khám phá nền tảng Next Generation, phí giao dịch và hơn 12.000 công cụ. Xem ngay để đánh giá sàn này có phù hợp với bạn!
Doo Prime
OANDA
IC Markets Global
IB
Exness
TMGM
Doo Prime
OANDA
IC Markets Global
IB
Exness
TMGM
Doo Prime
OANDA
IC Markets Global
IB
Exness
TMGM
Doo Prime
OANDA
IC Markets Global
IB
Exness
TMGM